Tòa Nhà VC House, 399B Trường Chinh, Phường 14, Q. Tân Bình, TP.HCM

5 Nguyên nhân hít thở sâu bị đau tim - Giải pháp tại gia

Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Hít thở sâu bị đau tim? Đừng lơ hay quá chủ quan, đó thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây đau tim khi hít thở sâu nhé!

NGUYÊN NHÂN HÍT THỞ SÂU BỊ ĐAU TIM

Có 5 nguyên nhân phổ biến sau:

1. Viêm phổi

Viêm phổi là hiện tượng viêm bên trong nhu mô phổi, gồm: các phế nang, các mô liên kết, các đường dẫn khí trong phổi. Nguyên nhân gây viêm phổi thường là do vi sinh vật như vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh. Bên cạnh triệu chứng hít thở sâu bị đau ngực, viêm phổi có thể đi kèm các triệu chứng như:

  • Sốt cao
  • Ho nhiều, ho dai dẳng, ho có đờm. Thậm chí là ho ra máu.
  • Mệt mỏi
  • Khó thở khi tình trạng chuyển động

Viêm phổi thường gây tổn thương lớn đến những người có hệ miễn dịch kém như người già và trẻ nhỏ, những người ít vận động, người phải điều trị thuốc ức chế miễn dịch,...

Khi hít sâu bị đau tim hay có các triệu chứng đã nêu như trên, cần nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời. Máy tạo oxy sẽ giúp bạn thở tốt hơn.

hít thở sâu bị đau tim

2. Viêm màng phổi

Màng phổi là lớp màng mỏng bao bọc lấy phổi, phân cách phổi và thành ngực. Phổi bị viêm cũng có thể gây đau ngực khi hít thở sâu. Các triệu chứng khác khi bị viêm màng phổi có thể là:

  • Sốt nhẹ
  • Ra mồ hôi trộm khi ngủ
  • Ho dai dẳng
  • Sút cân nhanh chóng
  • Mệt mỏi

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác, rất nguy hiểm cho những người bị suy giảm miễn dịch và người có lối sống không lành mạnh,...

Cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

Xem thêm

3. Tràn khí màng phổi

  • Một vài trường hợp nhu mô phổi bị tổn thương làm thủng phổi, gây tràn khí màng phổi.
  • Tràn khí màng phổi khiến bệnh nhân bị đau đớn và khó thở, đặc biệt gây cảm giác hít thở sâu bị đau tim.
  • Nguyên nhân gây bệnh có thể là do chấn thương ngực, mãnh xương vỡ chọc thủng phổi hoặc do người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bị lao phổi,...

4. Viêm màng ngoài tim

Tim được bao bọc bởi lớp màng ngoài tim, ngăn cách tim và các cơ quan khác, đồng thời giúp giảm ma sát khi tim hoạt động. Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim có thể là do: virus, chấn thương hay do một số loại thuốc không phù hợp gây nên,...Triệu chứng của viêm màng ngoài tim có thể là:

  • Hít thở sâu bị đau tim
  • Khó thở
  • Sốt
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Nhịp tim không đều
  • Đánh trống ngực

Khi cảm thấy thấy không ổn và có các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở chữa trị phù hợp,

hít sâu bị đau tim

5. Viêm sụn sườn

  • Sụn sườn là phần nằm giữa xương ức và xương sườn.
  • Viêm sụn sườn gây đau nhói quanh xương ức, cơn đau này mày có thể lây lan và trở nên nặng nề khi hít thở sâu.
  • Viêm sụn sườn có thể do chấn thương ngực hoặc nhiễm trùng hô hấp gây nên.
  • Bệnh có thể tự lành, tuy nhiên tốt nhất là hãy để bác sĩ tư vấn chữa trị hợp lý, đừng chủ quan khiến bệnh chuyển biến nặng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN KHI HÍT SÂU BỊ ĐAU TIM

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hít thở sâu bị đau ngực, do đó để chẩn đoán bệnh cũng không hề dễ dàng. tại các cơ sở y tế, bên cạnh biện pháp khám ngoài da, bác sĩ còn có những xét nghiệm chuyên sâu để phán đoán bệnh như:

  • Chụp X Quang ngực: làm phương pháp đơn giản, dễ dàng nhất, giúp phát hiện các tổn thương trên xương, phổi và màng phổi.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan: là phương pháp hiện đại hơn so với chụp X quang ngực, đồng thời cũng tốn kém hơn. Chỉ dùng khi chụp phim X quang có dấu hiệu đáng ngờ hoặc sau khi thăm khám cảm thấy dấu hiệu bất thường và cần đi vào chi tiết hơn để chẩn đoán.
  • Đo chức năng thông khí: Dùng để đo lường sức khỏe hô hấp và độ thông thoáng của đường thở từ mũi họng đến phổi. Thường được ứng dụng để chẩn đoán hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,...
  • Đo điện tâm đồ: dùng để phát hiện các bệnh lý về tim như loạn tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,...
  • Đo độ bão hoà oxy máu: dùng để kiểm tra xem người bênhj có bị suy hô hấp hay không.

Phương pháp chuẩn đoán hít thở sâu bị đau tim

NÊN LÀM GÌ KHI HÍT THỞ SÂU BỊ ĐAU NGỰC

Khi bị cơn đau tức nhẹ, bạn có thể tạm thời áp dụng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau không steroid như Paracetamol, Diclofenac,... Có tác dụng giảm đau nhanh và mạnh, khi bị chấn thương nhẹ có thể uống để giảm cơn đau/ Tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh trường hợp gây tác dụng phụ lên các bệnh nền sẵn có.
  • Thuốc giảm ho: làm giảm triệu chứng ho và đau đi kèm.
  • Cơ chế hít vào thở ra đúng cách.
  • Thở chậm: điều chỉnh nhịp thở chậm giúp giảm cơn đau.
  • Thay đổi vị trí: nghiêng người về phía trước và ngồi thẳng lưng để giúp giảm áp lực lên vùng bị đau.
  • Và trên tất cả cả hãy giữ lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, bỏ hút thuốc, tập luyện thường xuyên, ăn uống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh,... Để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Giải pháp hít sâu bị đau tim

KẾT LUẬN

Bài viết chia sẻ về 5 nguyên nhân khiến hít thở sâu bị đau tim, các phương pháp khám bệnh và các biện pháp giúp giảm cơn đau tại nhà.

Hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

BÀI VIẾT KHÁC
5 Cách tập thở bụng tăng cường sức khỏe hiệu quả

5 Cách tập thở bụng tăng cường sức khỏe hiệu quả

Tập thở bụng hay thở bằng cơ hoành là phương pháp tăng cường sức mạnh cơ hoành, hỗ trợ hô hấp vô cùng hiệu quả. Vậy cách thở bụng như thế nào cho đúng? Lợi ích của hít thở bằng bụng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Trung bình mỗi ngày ta hít thở bao nhiêu lần?

Trung bình mỗi ngày ta hít thở bao nhiêu lần?

Thở là hoạt động cơ bản và thiết yếu nhất của con người, con người cần thở để duy trì hoạt động sống. Vậy trung bình mỗi ngày ta hít thở bao nhiêu lần? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời và giải đáp các vấn đề có liên quan khác nhé!
Phương pháp hít thở khi hít đất & bài tập hỗ trợ hít thở

Phương pháp hít thở khi hít đất & bài tập hỗ trợ hít thở

Hít đất là một trong những bài tập thể dục cơ bản nhất và dễ dàng tập luyện mà không cần phụ thuộc vào máy móc. Bạn có biết rằng hít thở đúng cách khi hít đất sẽ mang lại hiệu quả tập luyện tốt hơn rất nhiều? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp hít thở khi hít
Đánh giá bài viết
Bình luận và đánh giá bài viết