Nguyên nhân khó hít thở sâu và điều trị hiệu quả
Khó hít thở sâu xảy ra liên tục thường xuyên ảnh hưởng đến nhịp thở, hô hấp và hoạt động hằng ngày. Đây là triệu chứng rất đáng lo ngại vì nó là biểu hiện xấu đến sức khỏe. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có được hướng điều trị cho sức khỏe hiệu quả nhất.
LỢI ÍCH KHI TẬP HÍT THỞ SÂU
Tập hít thở sâu mang lại rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
- Hít thở sâu giúp giảm căng thẳng
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy tâm trí mình bị kích động, bất an hoặc căng thẳng, hãy dành vài phút để điều hòa nhịp thở. Hơi thở làm thư giản đầu óc bằng cách kích thích hệ thần kinh giao cảm để bạn thả lỏng cơ thể, thoát khỏi trạng thái căng thẳng. Máy tạo oxy sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn hít thở tốt hơn.
- Giúp bạn tràn đầy năng lượng
Hàm lượng oxy trong máu sẽ cao hơn nếu nhịp thở sâu và ổn định, giúp bạn ngủ ngon và bớt căng thẳng hơn. Thở sâu giúp tái tạo năng lượng, rút ngắn thời gian chữa lành những tổn thương (nếu có) và tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Giảm viêm
Trong cơ thể có axít, hít thở sâu dễ dàng sẽ làm giảm nồng độ axit trong cơ thể và giải tỏa chất độc để giảm khả năng phát bệnh. Hơi thở sâu làm sức khỏe của bạn cải thiện đáng kể về nhiều mặt.
NGUYÊN NHÂN KHÓ HÍT THỞ SÂU
Hiện tượng khó thở khi hít vào có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu bạn mắc phải bệnh lý này sẽ xuất hiện các cơn ngưng thở khi đang ngủ nhưng thường bị bỏ qua. Người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ có chất lượng giấc ngủ kém, thường biểu hiện gáy to khi ngủ, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày và không tỉnh táo và tập trung.
- Bệnh hen suyễn
Người mắc bệnh hen suyễn thường gặp phải tình trạng khó thở, thở hụt hơi đi kèm với thở khò khè, ho và tức ngực. Hen suyễn cấp thường khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, bụi, thời tiết. Bên cạnh đó, hen suyễn có thể không liên quan đến các yếu tố gây dị ứng, liên quan đến các phụ nữ lớn tuổi, thừa cân, béo phì.
Xem thêm
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến tình trạng co thắt phế quản, gây ra các biểu hiện tương tự bệnh lý hen suyễn như thở hụt hơi, thở khò khèm tức ngực và ho khạc đàm. Hút thuốc lá chính là yếu tố gây ra căn bệnh này.
- Ngộ độc CO
CO là một loại khí không màu, không vị, được sản xuất qua quá trình đốt nhiên liệu như xăng dầu của các loại phương tiện giao thông, lò nướng hay lò sưởi. Bạn có thể hít phải một cách vô thức từ môi trường xung quanh. Khí CO sẽ chiếm chỗ với khí ô xy trong máu, ở nồng độ cao gây tổn thương thiếu oxy của não, dẫn đến các biển hiện khó thở, lú lẫn, chóng mặt và đau đầu.
- Mắc dị vật đường thở
Khi bị mắc thức ăn hoặc vật lạ vào đường hô hấp, phản ứng đầu tiên để bảo vệ cơ thể là ho. Người bệnh có thể có các biểu hiện như thở khò khè, hụt hơi hoặc thậm chí ngưng thở hoàn toàn. Mắc dị vật có thể cướp đi mạng nếu như người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
- Bệnh lý tim mạch
Qủa tim và lá phổi hoạt động nhịp nhàng với nhau. Nguyên nhân nào làm giảm khả năng bơm máu của tim đều có thể khiến người bệnh trở nông hoặc thở hụt hơi. Bệnh lý tim mạch người bệnh có thể mô tả họ có cảm giác như đang chết đuối trên cạn. Bạn cần vận động tập thở bụng thường xuyên để giảm bệnh lý tim mạch.
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN KHÓ THỞ KHI HÍT VÀO
Khó thở khi hít vào có một số phương pháp chuẩn đoán, kiểm tra, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành thêm một số thủ thuật y tế, chẳng hạn như:
- Chụp X-quang ngực
Chụp X-quang ngực được thực hiện để tìm kiếm dấu hiệu viêm phổi, xẹp phổi, một số bệnh về phổi hoặc dấu hiệu suy tim khiến bạn bị ho hít thở sâu hoặc khó thở không hít sâu được.
- Đo phế dung
Xét nghiệm này sẽ cho ra kết quả đánh giá dung tích và chức năng của phổi, để tìm kiếm dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính.
- Điện tâm đồ
Điện tâm đồ được sử dụng để phát hiện các bất thường về nhịp tim để chuẩn đoán nguyên nhân khiến bạn khó hít thở sâu.
- Xét nghiệm máu
Điện tâm đồ được sử dụng để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc thiếu máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó thở khi hít vào không sâu.
- Kiểm tra chức năng của phổi
Thủ thuật kiểm tra chức năng của phổi sẽ cho bạn biết phổi của mình đang hoạt động ở mức độ nào. Kết quả sẽ chỉ ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc các bệnh về phổi khác.
- Siêu âm tim
Kỹ thuật siêu âm tim cho phép bác sĩ nhìn trực tiếp vào tim của bạn. Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra các vấn đề bất thường trong cấu trúc tim khiến bạn khó hít thở sâu.
CÁCH CHỮA KHÓ THỞ HIỆU QUẢ
Nếu bạn bị ho khi hít thở sâu hoặc khó thở không sâu do mắc phải bệnh về phổi, bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng những liệu pháp phục hội chức năng của phổi. Một cách khác để điều trị chứng khó thở thở không sâu là thay đổi lối sống, thường xuyên luyện tập hít thở trong yoga.
Điều này có thể giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng của chứng khó thở, bao gồm: giảm cân, ngưng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, tập thể dục thường xuyên với các môn thể dục phù hợp với thể trạng, ăn uống lành mạnh.
Tình trạng khó hít thở sâu là một biểu hiện bất thường của sức khỏe. Dù nó xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào cùng với mức độ nghiêm trọng ra sao, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuẩn đoán khó thở khi hít vào bệnh gì. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để cải thiện nhịp thở và ngăn ngừa biến chứng.
KẾT LUẬN
Tới đây, bạn đã hiểu rõ được các nguyên nhân khó thở khi hít vào rồi đúng không nào? Bạn theo dõi, kiểm soát tình trạng để điều trị kịp thời, nâng cao sức khỏe. Hy vọng, bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp mang lại nhiều giá trị thông tin hữu ích cho bạn.