Tòa Nhà VC House, 399B Trường Chinh, Phường 14, Q. Tân Bình, TP.HCM

Nguyên nhân – Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai

Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Theo thống kê cho thấy rằng, hầu hết 70% - 80% phụ nữ đều mắc chứng khó thở khi mang bầu. Với biểu hiện này làm nhiều mẹ bầu trở nên lo lắng. Vậy hiện tượng khó thở khi mang thai có thực sự nguy hiểm không? Những nguyên nhân nào khiến bà bầu khó thở và cách giảm nhẹ tình trạng này như thế nào?

BẦU KHÓ THỞ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? CÓ THỰC SỰ NGUY HIỂM KHÔNG?

Khi mang thai gặp tình trạng thở nhanh hay khó thở thì mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Chứng khó thở xảy ra do sự thay đổi bên trong cơ thể khi mẹ mang thai, thường những dấu hiệu này không ảnh hưởng gì cho cả hai mẹ con. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh. Bà bầu khó thở chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, đi đứng nhẹ nhàng, tập thể dục nâng cao sức khỏe thai kì, hạn chế làm những công việc nặng và tốn sức. Bên cạnh đó, sử dụng máy tạo oxy sẽ giúp mẹ bầu thở dễ dàng hơn.  

Tuy nhiên, nếu khó thở kèm theo những triệu chứng khác như hen suyễn, thở gấp, tim đập nhanh, nhịp tim tăng đột ngột, đau tức ngực, ho, cơ thể biến sắc, nhợt nhạt, thai phụ mắc bệnh mãn tính,… Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, sẽ gây hại sức khỏe cho cả mẹ và con. Mẹ bầu nên đến bác sĩ để được khám và theo dõi tình hình.

khó thở khi mang thai

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG KHÓ THỞ KHI MANG THAI

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở ở mẹ bầu. Có thể là những nguyên nhân khách quan do sự thay đổi bên trong cơ thể khi mang thai. Và cũng có thể khó thở được xuất phát từ các bệnh lý mà các mẹ bầu đang mắc phải.

1. Xuất hiện 3 tháng đầu thai kì

Với những tháng đầu thai kì, khi mẹ bầu gặp tình trạng khó thở thường rất lo lắng và hoang mang. Đây là lúc cơ hoành – dải mô cơ ngăn cách giữa phổi và tim với bụng tăng lên 4cm trong thai tháng đầu thai kì làm thay đổi quá trình hô hấp của bà bầu. 

Ngoài ra, nồng độ hormone progesterone tăng cũng dẫn đến hiện tượng bầu  khó thở khi nằm. Hormone đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thai nhi. Là chất kích thích hô hấp khiến mẹ bầu phải thở nhanh và nhiều hơn dẫn đến tình trạng khó thở.

2. Xuất hiện 3 tháng giữa thai kì

Khi vào giai đoạn này, hầu hết bà bầu thường cảm thấy khó thở. Do tử cung được phát triển nhanh để thích nghi với phát triển của thai nhi. Lúc này, tử cung được mở rộng chèn ép khiến hoạt động cơ hoành bị hạn chế. Kết hợp với nhịp tim được hoạt động mạnh gây ra triệu chứng khó thở ở mẹ bầu.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bà bầu dễ bị thiếu máu. Thiếu máu không được điều trị sớm cũng dẫn đến triệu chứng khó thở. Lượng máu lúc này tăng 50% khiến tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển máu vào thai nhi. Điều đó, khiến mẹ bầu phải thở nhanh và nhiều hơn gây ra tình trạng cảm thấy mệt khi thở.

hiện tượng khó thở khi mang thai

3. Xuất hiện 3 tháng cuối thai kì

Khi gần cuối thai kì, việc mẹ bầu hít thở có dễ dàng hay không phụ thuộc vào đầu em bé nằm ở vị trí nào. Lúc này, thai nhi quay đầu và tiến gần đến xương chậu. Khi thai nhi chưa xoay đầu thì đầu của bé có thể nằm dưới xương sườn, ấn vào cơ hoành của người mẹ. Từ đó mẹ bầu mệt mỏi khó thở.

4. Các nguyên nhân khác

Hiện tượng khó thở nhẹ chủ yếu do thay đổi cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, do 1 số bệnh lý gây nên tình trạng bà bầu khó thở. Chẳng hạn như hen suyễn, bệnh cơ tim chu sản, bị nghẹn ở cổ, thuyên tắc phổi, thiếu máu, tình trạng tích nước trong cơ thể. 

Cách khắc phục tình trạng bà bầu mệt mỏi khó thở 

Bầu khó thở làm nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không được thoải mái và hạn chế nhiều hoạt động thể chất trong ngày. Với bài viết này gợi ý cho bạn nhiều mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng khó thở ở mẹ bầu, tạo cảm giác thoải mái.

1. Nghỉ ngơi

Khi cơ thể cảm thấy khó thở. Điều đầu tiên, mẹ bầu cần nghỉ ngơi ngay lập tức, Khi mang thai gần cuối thai kì, mẹ bầu không thể thực hiện nhiều hoạt động như trước như mang vác đồ đạc, leo cầu thang nhiều,.... Cần thực hiện nhiều bài tập hít thở sâu và đều để điều hòa lại nhịp thở ổn định.  

2. Thay đổi tư thế

Việc thay đổi nhiều tư thế giúp cho mẹ bầu khó thở được hít thở oxy dễ dàng hơn. Giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng cũng là cách để mẹ bầu giảm được chứng khó thở. 

Khi ngủ chèn gối vào phần lưng và phần thân trên có thể giúp cho tử cung được nghiêng xuống và giúp phổi có khoảng không gian tiếp nhận oxy. Bà bầu nên nằm nghiêng nhẹ sang trái hỗ trợ cho tử cung không đè lên động mạch chủ giúp cho mẹ bầu cảm thấy thở thoải mái.

Xem thêm

triệu chứng khó thở khi mang thai

3. Vận động nhẹ

Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện nhiều bài tập thở để nâng cao sức khỏe giúp quá trình sinh được dễ dàng hơn. Thường xuyên thực hiện nhiều bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu như bơi lội, đi bộ, tập yoga,… Đây là những biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và kiểm soát được hơi thở để giảm bớt chứng bà bầu mệt mỏi khó thở.

4. Sử dụng máy tạo oxy

Khi mẹ bầu khó thở nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, thực hiện nhiều bài tập thở, vận động nhẹ. Đối với khó thở nặng kèm theo nhiều biện hiện như đau tức ngực, tim đập nhanh, hồi hợp không rõ nguyên nhân, cơ thể tím tái, nhợt nhạt, khó thở khi nghỉ ngơi, khó thở về đêm,… Không chỉ tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên sử dụng thêm máy tạo oxy tại nhà để đáp ứng tốt nhất lượng khí oxy mẹ bầu đang thiếu. 

KẾT LUẬN

Bài viết trên chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích giúp mẹ bầu hiểu hơn về hiện tượng mẹ bầu khó thở là như thế nào, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ra sao. Đây là tình trạng phổ biến và không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nếu phát sinh thêm nhiều triệu chứng khác thì mẹ bầu nên đến bác sĩ để khám và điều trị bệnh.  

BÀI VIẾT KHÁC
Triệu chứng khó thở là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra chứng khó thở

Triệu chứng khó thở là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra chứng khó thở

Triệu chứng khó thở là bệnh gì? Những nguyên nhân nào gây ra? Những đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng? Và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Cùng theo dõi thông tin bài viết bên dưới.
Tổng hợp các loại máy xông khí dung phổ biến nhất

Tổng hợp các loại máy xông khí dung phổ biến nhất

Máy xông khí dung là sự lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân tự điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi,... tại nhà. Bạn đang phân vân chọn mua máy phun khí dung? Cùng chúng tôi tìm hiểu 6 loại máy khí dung phổ biến nhất hiện nay nhé!
Máy làm mát không khí loại nào tốt? Review 6 loại quạt lọc không khí

Máy làm mát không khí loại nào tốt? Review 6 loại quạt lọc không khí

Bạn đang phân vân lựa chọn mua quạt lọc không khí cho gia đình? Hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn Top 6 máy làm mát không khí bán chạy nhất đầu năm 2021 nhé!
Đánh giá bài viết
Bình luận và đánh giá bài viết