Tòa Nhà VC House, 399B Trường Chinh, Phường 14, Q. Tân Bình, TP.HCM

Khó thở khi hít vào: Bệnh lý gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Khó thở khi hít vào là hiện tượng đáng lo ngại khi cơ thể bạn trong trạng thái không tốt. Vậy triệu chứng trên dấu hiệu của bệnh lý gì? Tiên Hương Medical chia sẻ cho bạn thắc mắc trên để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên càng sớm càng tốt qua bài viết dưới đây.

KHÓ THỞ KHI HÍT VÀO LÀ BỆNH GÌ?

Tùy thuộc vào mỗi loại bệnh mà biểu hiện khó thở cũng như các triệu chứng đi kèm sẽ khác nhau. Dưới đây là những bệnh lý mà bạn có thể đang mắc phải khi hơi thở gấp gáp, hít sâu bị ho hoặc khó để hít thở sâu như: hen suyễn, thuyên tắc phổi, tràn dịch màng phổi do lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi, viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi, ngộ độc khí suy tim, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp, béo phì, thiếu máu, bệnh nhược cơ, lo lắng căng thẳng tột độ hoặc đang mang thai...

Trong những bệnh lý được chúng tôi kể trên, một vài bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, những bệnh còn lại yêu cầu bệnh nhân phải được chăm sóc khẩn cấp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Dù vậy sau khi xuất hiện cảm giác thường xuyên khó thở , bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra để xác định cụ thể bệnh tình và từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng máy tạo oxy để hỗ trợ việc thở tốt hơn.

Khó hít thở sâu

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG KHÓ THỞ 

Đây không phải là căn bệnh mà nó là triệu chứng bệnh phổ biến liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nguyên nhân cơ thể bạn mắc phải hiện tượng gây khó thở trên do gặp một vài vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi, đường hô hấp hoặc hệ tim mạch, cơ chế hít vào thở ra hoạt động không tốt. Biểu hiện này tồn tại dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính, từ nhẹ đến nặng, từ tạm thời đến kéo dài. Vậy nên xác định đúng nguyên nhân là điều vô cùng quan trọng, để có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Đối tượng dễ mắc chứng khó thở:

  • Những người mắc các bệnh lý liên quan đến tim và phổi.

  • Người phụ nữ đang mang thai.

  • Trẻ sơ sinh.

  • Người mắc bệnh lý mạn tính.

Nguyên nhân gây khó hít thở

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG KHÓ HÍT THỞ SÂU

Bên cạnh việc chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở bằng những câu hỏi như tần suất xuất hiện chứng khó thở, mức độ, hiện tượng kéo dài bao lâu, tiền sử bệnh và quá trình thăm khám sức khỏe toàn diện... thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng sau nhằm tìm ra nguyên nhân nhanh chóng để điều trị hiệu quả hơn, chẳng hạn như:

1. Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp (CT scanner)

Phương pháp này nhằm mục đích tìm kiếm dấu hiệu bất thường về phổi như viêm, xẹp phổi hoặc suy tim gây ra tình trạng khó hít thở hoặc ho khi gắng sức thở sâu.

2. Đo phế dung

Thủ thuật này sẽ đánh giá được dung tích và chức năng của phổi từ đó phát hiện phổi có dấu hiệu tắc nghẽn, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính không.

3. Điện tâm đồ (ECG)

Với phương pháp điện tâm đồ bạn có thể phát hiện các những tình trạng bất ổn về nhịp tim.

4. Xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu nhằm phát hiện máu của bạn có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc thiếu hụt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Xem thêm

Xét nghiệm máu

5. Kiểm tra chức năng của phổi

Nếu bạn muốn biết phổi của mình đang hoạt động ở mức độ nào có đang gặp cấc vấn đề về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc các bệnh về phổi khác không thì đây là phương pháp tiếp cận lâm sàng được các bác sĩ hay chỉ định. 

6. Siêu âm tim

Kỹ thuật này cho phép bác sĩ nhìn trực tiếp vào tim của bạn giúp bạn phát hiện những bất thường trong cấu trúc tim, nguyên nhân khiến bạn khó hít thở sâu.

NHỮNG CÁCH LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG KHÓ THỞ

Hiện nay, có một số loại thuốc được bày bán trên thị trường có khả năng loại bỏ chất nhầy dư thừa ở đường thở để bạn hạn chế được cảm giác khó thể. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bạn áp dụng những liệu pháp phục hồi chức năng của bộ phận trong cơ thể hoặc bổ sung oxy như sử dụng máy tạo oxy, bình oxy, các loại khẩu trang chuyên dụng...

Ngoài ra, để điều trị dứt điểm tình trạng khó thở thì bạn cũng phải điều chỉnh lối sống cho phù hợp để giảm mức độ nghiệm trọng của chứng khó thở, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống và tập luyện khoa học: Trường hợp bạn đang thừa cân hoặc béo phì thì hãy thay đổi thực đơn ăn uống sao cho lành mạnh hơn như tăng cường chất xơ, hạn chế đạm vào cơ thể và tập thể dục thường xuyên để giảm cân.

  • Không hút thuốc lá: Bạn đang hút thuốc lá thì hãy cai từ bây giờ, bởi thuốc lá rất hại cho phổi và thâm chí tim mạch. Đây cũng là nguyên nhân cho phổi bị tổn thương và gây nên khó thở

  • Hạn chế sống ở nơi có môi trường ô nhiễm và  tiếp xúc với các chất độc hại: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, hoặc nơi làm việc để tránh nấm mốc, ô nhiễm và bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để lọc các chất gây kích ứng phổi.

BÀI TẬP HÍT THỞ ĐỂ KHẮC PHỤC CHỨNG KHÓ THỞ 

Tình trạng khó thở là một biểu hiện bất thường của sức khỏe. Điều đầu tiên, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và chẩn đoán là bệnh gì. Từ đó, tìm ra xây dựng nên phác đồ điều trị hợp lý và kết hợp với những bài tập để cải thiện sức khỏe. Tiên Hương Medical sẽ giới thiệu 2 bài tập cơ bản để khắc phục chứng khó thở:

Thở sâu đường bụng

Để thực hiện kỹ thuật này, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn nằm xuống và đặt hai tay lên bụng
  • Bước 2: Hít sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí
  • Bước 3: Sau đó, nín thở trong vài giây
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn thở chậm qua miệng cho đến khi phổi hết không khí và lặp lại các động tác  trên trong 5 đến 10 phút.

Bài tập này có thể được thực hiện vài lần trong ngày, hoặc mỗi khi bạn bị triệu chứng khó thở. Bạn nên giữ nhịp thở chậm, sâu. Bên cạnh đó, bạn có thể tập hít thở khi gập bụng để khắc phục khó thở.

Bài tập hít thở

Thở mím môi

Đây là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở nhằm mở rộng đường thở để quá trình hít thở diễn ra dễ dàng, sâu hơn. Đặc biệt, kỹ thuật này loại bỏ những tác nhân gây ra không khí ứ cặn mắc kẹt trong phổi.

Để thực hiện kỹ thuật này, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn thư giãn, thả lỏng cơ vai và cổ
  • Bước 2: Đặt một tay lên thành bụng
  • Bước 3: Hít sâu vào bằng đường mũi 2 nhịp, lúc này miệng vẫn đóng và người bệnh cảm thấy thành bụng hơi căng ra
  • Bước 4: Thở mím môi cho hơi thở từ từ thoát ra kẽ môi, thành bụng xẹp dần xuống.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin mà Tiên Hương Medical muốn chia sẻ đến bạn về nguyên nhân và cách điều trị khi bạn mắc phải triệu chứng khó thở khi hít vào. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.

BÀI VIẾT KHÁC
Top 6 Máy lọc không khí trong phòng ngủ tốt nhất giá rẻ nhất

Top 6 Máy lọc không khí trong phòng ngủ tốt nhất giá rẻ nhất

Hiểu được mức độ ô nhiễm khí oxy đang xảy ra, việc dùng máy lọc không khí giúp lọc sạch bụi bẩn, loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa vừa mang lại không khí xanh trong nhà. Bài viết gợi ý cho bạn top 6 máy lọc không khí trong phòng ngủ tốt nhất giá rẻ nhất.
Danh sách 9 máy đo chất lượng không khí - bụi mịn giá rẻ tốt nhất

Danh sách 9 máy đo chất lượng không khí - bụi mịn giá rẻ tốt nhất

Cùng tìm hiểu máy đo chất lượng không khí là gì? Và 9 loại máy đo không khí tốt nhất hiện nay nhằm đo mức độ ô nhiễm kể cả trong nhà và ngoài trời giúp lọc không khí và cải thiện tình hình sức khỏe.
Lợi ích việc hít thở sâu đúng cách nâng cao chất lượng sức khỏe

Lợi ích việc hít thở sâu đúng cách nâng cao chất lượng sức khỏe

Hãy làm quen với hít thở sâu ngay từ bây giờ bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Tập hít thở đúng cách tránh nhiều hệ lụy xấu gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe mỗi người. Cùng Tiên Hương Medical tìm hiểu ngay nhé!
Đánh giá bài viết
Bình luận và đánh giá bài viết