Tòa Nhà VC House, 399B Trường Chinh, Phường 14, Q. Tân Bình, TP.HCM

Hướng dẫn thở oxy gọng kính cho bệnh nhân

Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Phương pháp thở oxy qua ống thông mũi hầu đơn giản dễ thực hiện được rất nhiều bệnh viện áp dụng hiện nay. Bạn đang thắc mắc về liệu pháp thở ô xy qua gọng kính. Hãy cùng chúng tôi xem ngay hướng dẫn thở oxy gọng kính cho bệnh nhân an toàn hiệu quả.

Xem thêmMáy tạo oxy xuất xứ tại Mỹ đang gây bão thị trường

LIỆU PHÁP THỞ OXY QUA GỌNG KÍNH

Liệu pháp thở oxy qua gọng kính cung cấp khí thở cho người bệnh với nồng độ oxy trên 21%. Một biện pháp rất cần thiết cho các trường hợp bị thiếu oxi, giảm tránh được nguy cơ thiếu oxy dẫn đến gây tổn thương cho các mô của cơ thể, đặt biệt ở các tế bào não. Liệu pháp này giúp tăng nồng độ oxy khí thở vào FiO2 bằng gọng mũi, cung cấp oxi cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa của cơ thể bệnh nhân.

Thở oxy qua gọng kính đơn giản, dễ thực hiện được xem là lựa chọn ban đầu cho những bệnh nhân cần thở oxi.Thở oxi qua gọng kính có ưu điểm là dễ sử dụng, chăm sóc, người bệnh dễ chấp nhận vì có thể vừa thở vừa ăn uống và nói chuyện được.

Liệu pháp thở oxy qua gọng kính

TẠI SAO CẦN THỞ Ô XY QUA GỌNG

Một số người hay bệnh nhân bị gặp vấn đề trong hô hấp thường tìm đến giải pháp thở oxi qua gọng. Một trong những lý do giải thích cho điều đó.

1. Tìm hiểu về quá trình hô hấp

Như bạn đã biết quá trình hô hấp gồm 4 giai đoạn là:

  • Thông khí: Không khí sẽ đi từ bên ngoài vào phế quản và ngược lại.
  • Khếch tán: Oxy từ phế nang đến các mao mạch qua màng phế nang, khí CO2 di chuyển ngược lại.
  • Vận chuyển: Dẫn oxy từ máu mao mạch phế nang tới các tổ chức hồng cầu và huyết tương.
  • Hô hấp tổ chức: Oxygen từ ngoài đi vào trong tế bào, được sử dụng nhờ các men hô hấp.

4 giai đoạn trên liên quan mật thiết và ảnh hưởng với nhau, nếu một giai đoạn trên bị rối loạn thì sẽ dẫn tới rối loạn hô hấp, gây ra tình trạng thiếu oxygen cho toàn bộ cơ thể.

2. Triệu chứng thiếu oxi

Bệnh nhân cần thở oxy qua gọng khi gặp những nguyên nhân sau:

  • Gặp chướng ngại vật ở đường hô hấp, đường hô hấp, phù họng, nghẹn, sặc, tăng tiết dịch nhầy,…
  • Hạn chế thể tích của lồng ngực như liệt các cơ quan hô hấp, chấn thương lồng ngực, bệnh gây tràn khí hoặc dịch tràn phổi.
  • Triệu chứng thiếu oxi: Khó thở, lo âu, bồn chồn, kích thích, giảm thị lực, ý thức lơ mơ, giảm trương lực và sự phối hợp của các nhóm cơ.

Triệu chứng thiết oxy

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THỞ OXY GỌNG KÍNH

Chi tiết quy trình thở oxy qua ống thông mũi hầu cho người lớn và trẻ em chi tiết từ A-Z.

1. Đối với người lớn

Thở ô xy gọng kính là thủ thuật thường được lựa chọn ban đầu cho các bệnh nhân chỉ định thở oxy.

Chỉ định

  • Giảm oxygen hóa máu mức độ nhẹ hoặc trung bình: PaO2 < 60mmHg, SaO2<90%.
  • Tăng công cho cơ tim.
  • Tăng công cho hô hấp.
  • Tăng áp động mạch phổi.

Xem thêm

Chống chỉ định

Thở ôxy gọng kính không có chống chỉ định tuyệt đối mà chỉ có chống chỉ định tương đối cho các trường hợp hẹp hoặc tắc mũi do chất nhầy có polyp trong mũi.

Chuẩn bị thực hiện

  • Người thực hiện: Bác sĩ, y tá hoặc điều dưỡng viên được đào tạo nghiệp vụ.
  • Dụng cụ kỹ thuật: Oxy gọng kính, bình làm ẩm nối với hệ thống dẫn trung tâm.
  • Bệnh nhân: Giải thích về thủ thuật lợi ích, nguy cơ, quy trình thực hiện, động viên tâm lý để người bệnh hợp tác, đảm bảo đường thở thông thoáng, kiểm tra dấu hiệu và những chỉ số lâm sàng.
  • Hồ sơ bệnh án: Chuẩn bị đầy đủ và theo quy trình.

Tiến hành thở oxy qua gọng kính

  • Bật ô xy đảm bảo nguồn hoạt động được bình thường.
  • Kiểm tra, đảm bảo bình làm ẩm đủ nước.
  • Điều chỉnh lưu lượng ô xy phù hợp với từng bệnh nhân, thường ở mức 1-6 lít/phút.
  • Nối hệ thống dây oxy với gọng kính cho bệnh nhân và cố định đường ống.

Thở oxy qua gọng kính cho người lớn

Kiểm tra theo dõi

  • Đánh giá đáp ứng của bệnh nhân sau thở oxy về lâm sàng như hô hấp, nhịp tim và thần kinh và khí máu thể hiện ở các chỉ số PaO2, SaO2, Pa CO2,…
  • Đánh giá sự dung nạp của bệnh nhân với dụng cụ thể oxy.
  • Ghi chép hồ sơ thủ thuật.

Nguy cơ tai biến

  • Thở ô xy gọng kính thường không có biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân gặp một số tai biến nhẹ như:
  • Thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ thở oxy.
  • Khô niêm mạc đường thở.
  • Với những tai biến này đều nằm trong tầm kiểm soát của bác sĩ, y tế nên bạn không cần phải quá lo lắng.

2. Đối với trẻ em

Với trẻ em quy trình kỹ thuật thở oxy qua gọng kính có thể gắt gao hơn.

Chỉ định

  • Trẻ tự thở được bằng mũi.
  • Nhu cầu thở oxy khí thở vào FiO2 thấp dưới 40%.

Chống chỉ định

  • Nhu cầu oxy khí thở vào FiO2 cao trên 40%.
  • Niêm mạc mũi của trẻ em bị xung huyết phù nặng nề dễ gây ra chảy máu.
  • Trẻ không được thở bằng mũi do hẹp nặng lỗ mũi sau hoặc cầm máu cả 2 mũi bằng cách nhét gạc.

Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn cao.
  • Phương tiện kỹ thuật: Thiết bị đo lưu lượng oxy, gọng mũi phù hợp với trẻ, nước sạch và máy đo SpO2.
  • Bệnh nhân: Trẻ được sắp xếp nằm trên giường cấp cứu ổn định và được làm thông thoáng đường thở trên, kiểm tra các dấu hiệu và chỉ số lâm sàng như nhịp, mạch, dấu hiệu gắng sức, đo SpO2, kiểm tra tình trạng da niêm mạc, tinh thần và các dấu hiệu khác.

Tiến hành thở oxy gọng

  • Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra bệnh nhân, đảm bảo đúng thông tin.
  • Lắp cột đo lưu lượng oxi vào nguồn.
  • Lắp gọng mũi vào cột đo lưu lượng oxy.
  • Điều chỉnh lượng ô xy thích hợp.
  • Kiểm tra oxy đầu thực hiện nhúng đầu gọng vào cốc nước sạch sẽ có hiện tượng sủi bọt.
  • Cho đầu gọng vào mũi trẻ, cố định bằng cách vòng dây gọng ra sau tai trẻ, có thể lựa chọn cố định cằm hoặc sau gáy tùy thuộc vào độ tuổi trẻ.
  • Điều chỉnh lưu lượng oxy đảm bảo SpO2 nằm ở mức giới hạn cho phép. Tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ mà lưu lượng oxy sẽ có sự khác nhau.
  • Nên chú ý thay gọng thở cho trẻ thường xuyên.

Bài viết liên quan

thở oxy qua ống thông mũi hầu cho trẻ em

Kiểm tra, theo dõi

  • Trong 30 phút thở gọng, cần theo dõi trẻ liên tục bằng máy SpO2 và nhịp tim, đánh giá nhịp thở, da niêm mạc, mức độ gắng sức và tinh thần của trẻ được điều chỉnh lưu lượng thích hợp.
  • Khi trẻ thở oxy ổn định thì theo dõi sức khỏe mỗi sau 3 giờ. Vấn đề theo dõi là tình trạng mối nối dây dẫn oxy, đầu ra của gọng mũi và tình trạng đáp ứng của trẻ.

Một số tai biến và xử lý

  • Phù nề hoặc chảy máu gây bít tắc mũi. Xử lý bằng cách chuyển thở ô xy.
  • Tắc đầu ra gọng mũi do chất tiết. Xử lý bằng cách thay gọng mới.
  • Bít tắc mũi do chất tiết: Xử lý là vệ sinh và rửa mũi hằng ngày.
  • Trẻ vẫn suy hô hấp khi thực hiện theo dõi kỹ thuật trên. Xử lý tốt nhất là chuyển thở qua mặt nạ.

KẾT LUẬN

Thở oxy qua mũi tích trữ và tạo được lượng oxy cung cấp trị bệnh nhân bao gồm cả người lớn và trẻ em. Kỹ thuật thở oxy qua gọng kính có quy trình thực hiện tương đối đơn giản. Hy vọng bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ mang lại nhiều giá trị thông tin hữu ích cho bạn.

BÀI VIẾT KHÁC
Top 10 máy lọc không khí tạo ẩm tốt nhất hiện nay

Top 10 máy lọc không khí tạo ẩm tốt nhất hiện nay

Nhu cầu sống trong môi trường ngày càng được nhiều người quan tâm. Các sản phẩm công nghệ vượt trội như máy lọc không khí tạo ẩm đang trở thành những vật dụng thiết yếu trong gia đình, trường học,...Tiên Hương Medical review đến bạn top 10 máy lọc khí tính năng vượt trội hiện nay.  
Nguyên nhân khó hít thở sâu và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân khó hít thở sâu và điều trị hiệu quả

Khó hít thở sâu xảy ra liên tục thường xuyên ảnh hưởng đến nhịp thở, hô hấp và hoạt động hằng ngày. Đây là triệu chứng rất đáng lo ngại vì nó là biểu hiện xấu đến sức khỏe. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có được hướng điều trị cho sức khỏe hiệu quả nhất.
Giải mã hít thở sâu bị đau sườn trái

Giải mã hít thở sâu bị đau sườn trái

Hít thở sâu bị đau sườn trái, bất chợt cơn đau vùng hạ sườn cứ xuất hiện liên tục, kèm theo nhiều triệu chứng lạ. Nếu đang trải qua cảm giác này, bạn cũng đừng hoang mang. Hít thở sâu bị đau có thể xuất hiện nhiễm trùng, chấn thương cơ xương hoặc các vấn đề liên quan đến phổi. 
Đánh giá bài viết
Bình luận và đánh giá bài viết